Một khi bạn đã có website, hai việc bạn cần làm tiếp theo là vận hành & phát triển website của mình. Nó chính là chăm sóc website (hay còn gọi là quản trị website).
Công việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về cả kỹ thuật web và marketing (làm SEO).
Nên thông thường, nhiều bạn tìm đến dịch vụ chăm sóc website.
Điều này cũng hợp lý thôi!
Tuy nhiên, dù bạn tự làm hay đi thuê dịch vụ,
… thì bạn cũng nên nắm bắt về những công việc cần làm để chăm sóc website của mình hiệu quả.
… và phát triển website của mình không ngừng để có khách hàng từ đó.
Bài viết này, Đức sẽ liệt kê những công việc phải làm để bạn chăm sóc website của mình một cách chuyên nghiệp nhất.
Mình bắt đầu nhé …
Mục tiêu chăm sóc website
Giá trị của một website doanh nghiệp, bán hàng, … nó không chỉ là để cho có vẻ uy tín!
Mà đó là một nguồn khai thác khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ tuyệt vời.
Tất nhiên là khi bạn biết cách …
Khi nghĩ đến việc chăm sóc website, thì mục tiêu của chúng ta sẽ là
- Đảm bảo website vận hành trơn tru, không bị lỗi
- Đảm bảo dữ liệu không bị mất khi gặp bất kỳ sự cố nào
- Dễ dàng cập nhật ưu đãi, banner chương trình lên web
- Ngày càng thu hút được nhiều lượt truy cập
- Ngày càng có nhiều khách hàng từ web
- Và đôi khi bạn muốn thay đổi giao diện, chức năng chút ít
Với những mục tiêu như vậy, thì mình mới đi làm những công việc phù hợp cho nó.
Quản trị website khía cạnh vận hành
Đây là những công việc bạn cần làm với khâu vận hành để website vận hành mượt mà, trơn tru.
- Kiểm tra website thường xuyên để sớm phát hiện vấn đề
- Cập nhật các phiên bản phần mềm mới nhất
- Tối ưu tài nguyên cho website
- Sao lưu dữ liệu định kỳ
- Cập nhật thông tin mới nhất
- Đăng mới, cập nhật sản phẩm
- Thiết kế banner khi có chương trình mới
- Thay đổi thiết kế, chức năng website khi cần
Có thể bạn sẽ muốn được giải thích chi tiết một số hạng mục công việc ở trên. Bạn xem tiếp nhé …
Cập nhật phần mềm
Đa phần các website được thiết kế trên các nền tảng chuyên dụng thiết kế web.
Đó là các phần mềm vận hành ngầm đằng sau website của bạn.
Ví dụ như PHP, wordpress, …
Và các phần mềm này thường xuyên tung ra các bản cập nhật mới.
Bên cạnh đó là các ứng dụng để tạo nên giao diện web, các chức năng cho web (như hộp chat messenger chẳng hạn).
Các ứng dụng này cũng thường xuyên được tung ra phiên bản mới.
Và nếu bạn không cập nhật, lỗi có thể xuất hiện trên website của bạn.
Bên cạnh đó, không cập nhật phần mềm thường xuyên, khi bạn để phần mềm cũ, sẽ có những lỗ hổng để hacker tấn công trang web của bạn và cài mã độc lên đó.
Nó sẽ tạo ra nhiều rắc rối cho bạn sau này.
Tối ưu tài nguyên cho website
Bạn hình dung là bạn có một trang bài viết. Bài viết ấy có 5 hình ảnh.
Ví dụ mỗi hình có dung lượng 1000kb. Tổng 5 hình là 5000kb.
Nếu bạn không quản trị website tốt, khi bạn đăng 5 hình này lên website, bài viết này của bạn sẽ chiếm dung lượng trên 5000kb.
Nhưng nếu bạn nén các hình này lại, thì bạn tiết kiệm được rất nhiều bộ nhớ và băng thông cho hosting của mình.
Ví dụ khi mình nén hình ảnh, dung lượng hình giảm từ 920.4 KB xuống còn 28.7 KB
Khi bạn nén như trên, trang bài viết của bạn chỉ còn tầm 150kb dung lượng lưu trữ (so với 5000kb).
Hệ quả của việc bạn không chăm sóc website tốt ở khâu này, là bạn sẽ phải nâng cấp lên gói Hosting cao cấp hơn, chi phí nhiều hơn
Và website sẽ tải chậm hơn, làm giảm trải nghiệm người dùng trên web.
Sao lưu dữ liệu định kỳ
Trong quá trình vận hành website, bạn sẽ thỉnh thoảng gặp sự cố như website bị hacked, bị chèn mã độc, bị mất hết dữ liệu các bài viết, sản phẩm, … trên website vì nhiều lý do.
Đó là lúc bạn cần lấy lại dữ liệu của mình.
Và bạn không thể khôi phục lại được dữ liệu nếu bạn không backup dữ liệu thường xuyên!
Nếu website bạn đã xây dựng được một thời gian, và bạn không bản backup, một lúc nào đó có sự cố, mọi thứ thành công cốc hết.
Dịch vụ chăm sóc website ở BeeDigi sẽ giúp bạn an tâm toàn bộ về khía cạnh vận hành website này.
Chăm sóc website khía cạnh phát triển
Đây là những công việc chính bạn cần làm để không chỉ chăm sóc khâu vận hành, mà còn để phát triển website của mình.
Với mục tiêu là có nhiều lượt truy cập, nhiều khách hàng từ đó.
- Khai báo website với Google
- Đo lường & phân tích website
- Tối ưu tốc độ tải trang
- Nghiên cứu bộ từ khóa để làm SEO
- Viết bài chuẩn SEO liên tục
- Đi link nội bộ (internal link)
- Tối ưu SEO On-page
- Tối ưu trải nghiệm người dùng
- Tối ưu chuyển đổi khách hàng
Khai báo website với Google
Google là công cụ tìm kiếm chính được hầu hết mọi người sử dụng để tìm kiếm thông tin theo từ khóa.
Và để một ngày nào đó, bài viết nào đó trên website của bạn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google, thì việc đầu tiên bạn cần làm là khai báo website của mình với Google.
Để Google bắt đầu thu thập dữ liệu từ website của bạn.
Việc khai báo này gồm vài hạng mục công việc như:
- Khai báo website lên Google Search Console
- Nạp sitemap website của bạn lên Search Console
- Tạo file robot.txt
- …
Đo lường & phân tích website
Đó là bạn theo dõi dữ liệu người dùng trên website của mình thông qua các ứng dụng như Google Search Console, Google Analytics, …
Bạn sẽ nắm được:
- Website của mình có bao nhiêu lượt truy cập mỗi ngày, tuần, tháng, …
- Người dùng truy cập trang nào nhiều nhất, ở lại trung bình bao lâu
- Họ đến từ nguồn nào: tìm kiếm Google, Facebook, …
- …
Với những dữ liệu như vậy, bạn mới biết được tình trạng hiện tại của website và việc cần làm sắp tới.
Nghiên cứu từ khóa & viết bài chuẩn SEO
Nói về phát triển website, thì điều quan trọng nhất vẫn là số lượt truy cập.
Bạn sẽ không muốn làm xong website rồi không ai vào đó.
Kênh để có người truy cập vào website tốt nhất & bền vững nhất vẫn là làm SEO.
Và để làm SEO, việc đầu tiên là bạn cần một bộ từ khóa.
Đó là những từ khóa mà người dùng Google tìm kiếm cho các chủ đề họ cần tra cứu.
Để có bộ từ khóa này, bạn cần làm công việc là nghiên cứu từ khóa.
Khi đã có danh sách từ khóa rồi, bạn sẽ bắt đầu viết bài.
Và để bài viết xuất hiện trong kết quả tìm kiếm Google, bạn cần viết bài chuẩn SEO.
Nó có nhiều tiêu chí, và bạn cần đáp ứng các tiêu chí đó.
Ví dụ đây là một bài viết chuẩn SEO khi đáp ứng được đủ các tiêu chí chuẩn SEO.
Đi Link Nội Bộ
Xây dựngĐây là một hoạt động làm SEO OnPage và tối ưu trải nghiệm người dùng cho website.
Các link nội bộ được chèn vào các bài viết giúp người xem website tìm thấy thêm nhiều nội dung hữu ích họ cần.
Ví dụ trên bài viết này, mình sẽ chèn link đến các bài viết khác cũng trên hoangvietduc.com.
Để giúp bạn tìm hiểu thêm về chủ đề chăm sóc website này.
Đi link nội bộ hợp lý sẽ giúp website của bạn có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm Google.
Tối Ưu Chuyển Đổi
Tối ưu chuyển đổi là bạn tìm cách biến người xem website thành khách hàng.
Trên website luôn có một tỉ lệ người xem mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nó gọi là Conversion Rate (tỉ lệ chuyển đổi).
Tất nhiên là, tỉ lệ này càng cao càng tốt cho túi tiền của bạn.
Và bạn sẽ muốn tối ưu tỉ lệ chuyển đổi này lên cao nhất có thể.
Những hoạt động cần làm để tối ưu chuyển đổi:
- Đo lường và phân tích website
- Sử dụng các Landing Page
- Chạy remarketing
- Sử dụng form thu thập lead (data khách hàng tiềm năng)
- Sử dụng Email marketing
- Xây dựng sale funnel
- …
Đó là những công việc chính bạn cần làm để chăm sóc website cả khâu quản trị vận hành lẫn phát triển website.
Khi bạn làm tốt, website của bạn phát triển từng ngày.
Và một lúc nào đó, nó sẽ tạo ra cho bạn nguồn khách hàng hoàn toàn thụ động.
Dịch Vụ Chăm Sóc Website
Chăm sóc website đòi hỏi ở bạn khá nhiều kỹ năng về kỹ thuật và marketing.
Nên một bên dịch vụ chăm sóc website sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Bạn có thể tham khảo dịch vụ chăm sóc website ở BeeDigi
Bạn có câu hỏi nào về chủ đề này không? Nếu có, hãy để lại ở bên dưới, Đức sẽ hỗ trợ bạn.