Hiểu được cơ chế đấu thầu trong quảng cáo Facebook, bạn sẽ dần hiểu được vì sao quảng cáo của bạn đắt hay rẻ.
Bạn có chiến thắng được trong hoạt động đấu thầu quảng cáo hay không nó sẽ thể hiện chủ yếu qua chỉ số CPM ở quảng cáo của bạn.
Đấu thầu là hoạt động cạnh tranh giá với nhau để được sở hữu món đồ gì đó ngoài đời thực.
Thì với quảng cáo Facebook, nó cũng tương tự như vậy.
Trên tường Facebook của người dùng, của khách hàng tiềm năng của bạn chỉ có một số lượng vị trí quảng cáo xuất hiện có hạn.
Trong khi đó có rất nhiều nhà quảng cáo muốn được hiển thị quảng cáo lên tương của người dùng, và thậm chí là hiển thị vị trí càng dễ được nhìn thấy càng tốt.
Để xác định được trong số nhiều bài quảng cáo từ nhiều nhà quảng cáo khác nhau, cùng muốn hiển thị quảng cáo của họ lên Facebook của ai đó, Facebook đưa ra cơ chế đấu thầu để xác định quảng cáo sẽ được ưu tiên hiển thị.
Khóa học quảng cáo Facebook 1 kèm 1 online
Đây là khóa học mà Đức đã giúp được nhiều bạn làm chủ quảng cáo Facebook nhanh chóng và đột phá được đơn hàng, doanh thu
Không phải cứ chi nhiều tiền là quảng cáo được ưu tiên hiển thị
Điều Facebook muốn, không chỉ là kiếm càng nhiều tiền từ quảng cáo càng tốt, mà nó còn muốn, việc kiếm tiền từ nhà quảng cáo này phải bền vững và lâu dài.
Ở đây có hai động cơ để Facebook thiết kế cơ chế đấu thầu:
-
Kiếm nhiều tiền từ nhà quảng cáo
-
Và kiếm tiền lâu dài
Động cơ nhiều tiền
Với động cơ kiếm nhiều tiền từ nhà quảng cáo, việc đấu thầu sẽ giúp nó, ai trả giá càng cao sẽ được ưu tiên hiển thị. Và các nhà quảng cáo sẽ phải cạnh tranh với nhau để được hiển thị và tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình. Vì ai cũng muốn tiếp cận khách hàng.
Bên cạnh đó, để phục vụ động cơ kiếm nhiều tiền này, Facebook phải làm thế nào để có càng nhiều vị trí để hiển thị quảng cáo càng tốt
Việc này Facebook giải quyết bằng hai cách:
Tăng số lượng vị trí quảng cáo
-
Ví dụ hồi mới ra đời, Facebook chỉ cho quảng cáo xuất hiện trên tường Facebook của bạn (newfeed)
-
Nhưng sau này nó đẻ ra thêm nhiều vị trí quảng cáo khác nữa. Để phục vụ được nhiều hơn các nhà quảng cáo và kiếm thêm tiền. Ví dụ vị trí stories, trong messenger, trong bài viết, trên các ứng dụng, …
Tăng số lượng người dùng
-
Nghĩa là Facebook sẽ tìm cách để kéo càng ngày càng nhiều người dùng Facebook càng tốt. Cứ có thêm người dùng, là có thêm khách hàng cho nhà quảng cáo, và có thêm chỗ để hiển thị thêm quảng cáo. Và tất nhiên là Facebook kiếm thêm tiền.
Động cơ kiếm tiền lâu dài
Việc hiển thị quảng cáo quá nhiều và nếu quảng cáo gây phiền toái cho người dùng, người dùng sẽ rời bỏ Facebook và chuyển sang các nền tảng khác.
Đây là điều Facebook rất quan tâm. Nó chính là trải nghiệm người dùng.
Nên Facebook thiết kế ra các thuật toán, để chỉ hiển thị cho từng người dùng đúng thứ mà họ thích xem.
Và quảng cáo cũng vậy. Facebook sẽ cố gắng để chỉ hiển thị những bài quảng cáo cho đúng từng người, để mỗi người dùng thấy hứng thú với quảng cáo, quan tâm, hoặc ít nhất là không thấy bị làm phiền.
Và một trong những cách để Facebook tăng trải nghiệm người dùng, là “phạt” những nhà quảng cáo mang lại trải nghiệm người dùng kém.
Việc “phạt” này diễn ra theo hai cách:
-
Tăng giá quảng cáo hoặc thậm chí không hiển quảng cáo của những nhà quảng cáo không mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng
-
Và cách thứ hai là khoá luôn tài khoản quảng cáo của nhà quảng cáo mang lại trải nghiệm người dùng kém lặp đi lặp lại.
Với những nhà quảng cáo mang lại trải nghiệm người dùng kém, họ có chi nhiều tiền cho việc đấu giá đi nữa, thì cũng có thể không được hiển thị quảng cáo lên tương Facebook đối tượng khách hàng mình muốn.
Đây là cách Facebook cân bằng lợi ích giữa 3 bên: chính Facebook, người dùng và nhà quảng cáo.
Và với những giải thích vừa rồi, bạn sẽ dễ dàng hiểu được cơ chế đấu thầu của Facebook sẽ bị chi phối bởi 3 yếu tố:
-
Giá thầu
-
Tỷ lệ hành động ước tính
-
Và chất lượng quảng cáo
Giá thầu
Giá thầu mà nhà quảng cáo đặt cho quảng cáo đó (nói cách khác chính là số tiền mà nhà quảng cáo sẵn sàng chi trả để đạt được kết quả mong muốn). Có nhiều cách để quản lý giá thầu của bạn trong cuộc đấu giá quảng cáo
Tỷ lệ hành động ước tính
Giá trị ước tính về việc một người cụ thể có tương tác với một quảng cáo cụ thể hay chuyển đổi từ quảng cáo đó không (nói cách khác chính là xác suất đạt được kết quả mà nhà quảng cáo mong muốn khi hiển thị quảng cáo cho một người).
Một cách đơn giản dễ hiểu là, nếu bạn quảng cáo của bạn nhận được càng nhiều tương tác, chuyển đổi, quảng cáo của bạn càng được ưu tiên hiển thị và có giá rẻ.
Ví dụ bạn chạy quảng cáo tin nhắn, thì khi bạn nhận được nhiều tin nhắn trên quảng cáo, Facebook sẽ thấy là, ah quảng cáo này phù hợp với đối tượng mà bạn nhắm đến và mang lại trải nghiệm tốt, Facebook sẽ giảm giá quảng cáo cho bạn và ưu tiên cho bạn hiển thị.
Xem thêm
Chất lượng quảng cáo
Facebook đo lường chất lượng quảng cáo dựa vào nhiều nguồn, trong đó có phản hồi của người dùng về quảng cáo như ẩn quảng cáo, báo cáo quảng cáo.
Facebook còn ra soát trong nội dung quảng cáo của bạn có các đặc điểm mang lại chất lượng thấp hay không. Các đặc điểm này gồm:
Che giấu thông tin
Nghĩa là bạn muốn gây tò mò để người ta phải nhấp vào quảng cáo của bạn để xem và hiểu toàn bộ ngữ cảnh. Facebook coi đây là hoạt động che giấu và câu kéo.
Facebook luôn muốn nội dung quảng cáo phải minh bạch, không gây hiểu nhầm.
Ngôn ngữ giật gân
Ví dụ như bạn sử dụng câu tiêu đề giật gân, nói quá lên về nội dung quảng cáo. Và khi người dùng Facebook click vào xem, họ bị gây thất vọng. Facebook không muốn việc này.
Ví dụ về ngôn ngữ giật gân: sốc, cực, siêu, tuyệt vời, không thể tin được, cam kết 100%, giảm 5kg sau 7 ngày, …
Nội dung câu tương tác
Khi một quảng cáo sử dụng nội dung spam để thúc giục mọi người tương tác theo cách không chính đáng để nhận được nhiều lượt thích, bình luận và chia sẻ
Bên cạnh đó, Facebook còn dựa vào một số chỉ báo:
-
Ẩn quảng cáo
-
Ẩn tất cả quảng cáo của nhà quảng cáo này
-
Ẩn quảng cáo do lặp lại
-
Báo cáo quảng cáo
-
Tỷ lệ thoát trang đích
-
Thời gian dừng trên trang đích
Tóm chung lại, quảng cáo có chất lượng tốt sẽ không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook. Nghĩa là tránh
-
Nội dung giật gân
-
Nội dung người lớn
-
Trang đích không hoạt động
-
Nội dung có chất lượng thấp hoặc gây phiền toái
-
Nội dung giật gân
-
Nội dung gây tranh cãi
-
Khẳng định gây hiểu nhầm
Kinh nghiệm để chiến thắng trong cơ chế đấu thầu
Có hai điểm quan trọng nhất để bạn chiến thắng trong cơ chế đấu thầu của Facebook và đạt được quảng cáo hiệu quả giá rẻ, mang lại nhiều khách hàng là:
-
Thứ nhất, quảng cáo của bạn phải tạo ra được nhiều hành động mong muốn. Ví dụ chạy quảng cáo tin nhắn thì phải có nhiều tin nhắn, quảng cáo tương tác phải có nhiều tương tác, …
-
Thứ hai, nội dung quảng cáo của bạn phải luôn minh bạch, rõ ràng, chính trực. Không nói quá, không giật gân, không câu kéo tương tác. Nói chung, bạn đừng cố gắng dùng bất kỳ thủ thuật nào để qua mặt Facebook.
Bạn muốn làm chủ Facebook Ads nhanh chóng và sớm đạt được mục tiêu kinh doanh của bạn trên Facebook?
Đức có thể giúp bạn với khóa học 1 kèm 1 bên dưới
Khóa học quảng cáo Facebook 1 kèm 1 online
Đây là khóa học mà Đức đã giúp được nhiều bạn làm chủ quảng cáo Facebook nhanh chóng và đột phá được đơn hàng, doanh thu