Làm thế nào để bắt đầu sử dụng quảng cáo Google Ads để tìm kiếm thêm đơn hàng & thúc đẩy doanh số cho hoạt động kinh doanh của bạn?
Hướng dẫn này, Đức sẽ cover cho bạn tất cả những thứ bạn cần để giúp bạn bắt đầu kênh quảng cáo bạn PHẢI tham gia 2021 này.
Bạn sẽ bỏ túi được vài thứ sau bài viết:
- Quảng cáo Google Ads là gì & nó hoạt động thế nào?
- Các loại hình quảng cáo Google
- Cách để sử dụng Google Ads hiệu quả nhất
- Làm thế nào để bắt đầu chạy quảng cáo Google cho người mới toanh
- Và kèm cả cách làm website / landing page nếu bạn chưa có
Bắt đầu nhé …
Tổng quan về quảng cáo Google Ads
Google Ads là gì?
Google Ads là hình thức quảng cáo trả phí của công cụ tìm kiếm Google để giúp các bài viết, hình ảnh, video quảng cáo được hiển thị lên các vị trí dễ được tìm thấy bởi người dùng các công cụ của Google.
Trước đây Google Ads được gọi là quảng cáo Google Adwords.
Những nơi mà quảng cáo Google có thể được hiển thị gồm:
- Kết quả tìm kiếm trên Google Search (phổ biến & bạn quen thuộc nhất)
- Video Youtube
- Trong Gmail
- Trên các trang web, ứng dụng có liên kết với Google
Các hình thức quảng cáo Google Ads
Có nhiều hình thức chạy quảng cáo Google Ads, trong đó phổ biến & bạn thấy quen thuộc nhất là hình thức quảng cáo Google Search
- Quảng cáo Google Search
- Quảng cáo Google Display Network (GDN)
- Quảng cáo video (Youtube Ads)
- Gmail Ads (hiển thị trong Gmail người dùng)
- Google Shopping Ads
- Quảng cáo Remarketing
Quảng cáo Google Search
Quảng cáo Google Search là gì?
Quảng cáo Google Search là các bài viết quảng cáo được trả phí để được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google cho một nhóm các từ khóa nhất định.
Ví dụ bài viết này của Đức, lúc mới viết trên Blog này và chưa làm SEO, thì nó có thể chỉ xuất hiện ở kết quả tìm kiếm Google ở các trang 5-10.
Thậm chí là không xuất hiện khi bạn tìm các từ khóa như: quảng cáo google, chạy quảng cáo google, quảng cáo google ads, …
Thì nếu muốn bạn tìm thấy bài viết này sớm hơn, mình phải bỏ tiền ra cho Google để nó xuất hiện ở vị trí dễ được bạn tìm thấy.
Hay bất kỳ dịch vụ, sản phẩm nào bạn muốn khách hàng tiềm năng của bạn tìm thấy, bạn có thể chạy hình thức quảng cáo này.
Quảng cáo Google Search có thể được hiển thị ở đầu trang kết quả tìm kiếm như hình trên, hoặc nó sẽ xuất hiện ở vị trí dưới cùng trang tìm kiếm
Khi mọi người nghĩ tới quảng cáo Google, thì Google Search này chính là thứ họ nghĩ tới duy nhất.
Nhưng thực ra còn mấy hình thức quảng cáo rất hữu ích khác bên dưới.
Quảng cáo Google Search tính phí thế nào?
Hình thức quảng cáo này được tính phí trên mỗi click (PPC – pay per click).
Và chi phí trên mỗi Click không cố định.
Nó hoạt động theo cơ chế đấu thầu trong thuật toán Google (mình giải thích ở bên dưới).
Một cách đơn giản & dễ hiểu thì có hai yếu tố chính quyết định chi phí trên mỗi click vào quảng cáo của bạn cao hay thấp & quảng cáo được hiển thị ở vị trí cao hay thấp, đó là:
- Giá thầu bạn đặt trên mỗi click
- Và chất lượng quảng cáo của bạn
Mục tiêu khi dùng Google Search Ads
- Thu hút đơn hàng mới
- Tăng lưu lượng truy cập cho website
- Thu thập khách hàng tiềm năng mới – Lead Generation
- Lead là thông tin khách hàng tiềm năng như email, số điện thoại, …
- Lead Generation là họa động đi thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng
Với Google Search Ads, bạn có những lợi ích:
- Dễ dàng đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo
- Cơ hội để bán được sản phẩm, dịch vụ ngay lập tức
- Chi phí quảng cáo rẻ nếu bạn làm tốt
- Cơ hội có khách hàng tiềm năng cao khi lượt tìm kiếm trên Google là khổng lồ
Quảng cáo Google Display Network (GDN)
GDN là gì?
Quảng cáo Google Display Network GDN là hình thức quảng cáo hình ảnh, banner được hiển thị trên các trang web, ứng dụng có liên kết với Google.
Nhiều trang web, viết bài, thu hút lượt truy cập, và kiếm tiền từ Google Adsense (bạn click vào banner trên bài viết trên web, chủ website kiếm được tiền trên click đó).
Khi bạn xem bài viết trên các trang này, quảng cáo GDN của nhà quảng cáo nào đó sẽ hiển thị trên các trang đó.
Dùng GDN khi nào?
- Lead Generation
- Remarketing – Tiếp thị lại
- Tăng lưu lượng truy cập cho website
- Gia tăng nhận diện thương hiệu – Brand Awareness
Với việc bạn thêm được hình ảnh trong nội dung quảng cáo, bạn có thêm lợi thế
- Bắt được sự chú ý của đối tượng nhờ hình ảnh
- Lợi thế trong việc chọn vị trí đối tượng & thời gian hiển thị quảng cáo
- Tăng độ nhận diện thương hiệu nhờ các yếu tố hình ảnh, màu sắc, nhiều điểm chạm
- Chuyển đổi được tỉ lệ lớn khách hàng tiềm năng nhờ Remarketing
Quảng cáo video (Youtube Ads)
Quảng cáo video chính là quảng cáo trên Youtube. Youtube cũng là một nền tảng của Google.
Các dạng quảng cáo Youtube
Nó có thể hiển thị trong kết quả tìm kiếm khi bạn tìm một từ khóa nào đó trên Youtube
Hoặc xuất hiện trong quá trình bạn xem các video trên Youtube
Hay nó xuất hiện trong mục các video được gợi ý cho bạn
Và quảng cáo Youtube cũng có thể là dạng văn bản, hình ảnh (không nhất thiết phải là video) được hiển thị trên Feed Youtube trên di động
Mục tiêu khi dùng quảng cáo Youtube
- Tìm kiếm đơn hàng mới với quảng cáo bán hàng trực tiếp
- Kéo truy cập cho website
- Tăng nhận diện thương hiệu
- Tăng lượt xem cho các video của bạn trên Youtube
- Tăng lượt đăng ký kênh Youtube của bạn
- Và cả tiếp thị lại những người đã ghé vào các trang trên website của bạn
Gmail Ads (hiển thị trong Gmail người dùng)
Đây là dạng quảng cáo được hiển thị trong Gmail của người dùng Google.
Loại quảng cáo này bạn sử dụng phù hợp cho những người thường xuyên sử dụng Gmail cho công việc. Đặc biệt là dân văn phòng.
Bạn sẽ thấy các bên như Bất động sản, sale ô tô, tài chính, dịch vụ website, … chạy hình thức quảng cáo này.
Khi bạn click vào Gmail quảng cáo, bạn sẽ thấy nội dung quảng cáo thế này. Bạn click vào sẽ đến website/landing page của nhà quảng cáo.
Hình thức quảng cáo này, bạn có thể sử dụng để chạy các chiến dịch Remarketing.
Google Shopping Ads
Google Shopping Ads là gì?
Google Shopping Ads là hình thức hiển thị sản phẩm của bạn lên ngay trên kết quả tìm kiếm google.
Đây là hình thức quảng cáo mới của Google & là xu hướng bạn nên tham gia nếu bạn bán các sản phẩm vật lý.
Người dùng click vào sản phẩm được quảng cáo sẽ được dẫn đến ngay trang sản phẩm của bạn.
Vì là hình thức quảng cáo mới, và được thiết kế ra để cạnh tranh với các ông lớn khác như Amazon, nên loại quảng cáo này rất được ưu tiên hiển thị.
Và thời gian này, Google Shopping Ads đang mang lại hiệu quả kinh doanh cho nhiều người.
Lợi ích của Google Shopping Ads
- Tăng đơn hàng nhờ bán hàng trực tiếp các sản phẩm của bạn trên Shop
- Thu hút chính xác khách hàng có nhu cầu về sản phẩm
- Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng cao
- Bạn có cửa hàng trên website thì không thể bỏ qua hình thức quảng cáo này
Quảng cáo Remarketing
Nếu bạn đã thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng:
- Vào website của bạn
- Xem video Youtube của bạn
- Để lại email cho bạn ở đâu đó
- …
Thì bạn có thể chạy các chiến dịch quảng cáo Remarketing cho những người đó.
Ví dụ, ai đó ghé thăm trang sản phẩm A nhưng họ chưa mua hàng, có thể họ sẽ cần sản phẩm B hoặc C thay vì A.
Thì bạn chạy lại quảng cáo sản phẩm B/C cho người đã xem A.
Đây là cách để bạn vớt lại một đống khách hàng, người đã biết tới bạn nhưng chưa action.
Loại quảng cáo này có thể hiển thị ở bất kỳ đâu
- Trên Youtube
- Trong Gmail
- Trên website liên kết với Google
- …
- Chỉ có điều là nó không hiển thị trên Google Search
Quảng cáo Google Ads hoạt động thế nào?
Giờ thì bạn đi vào sâu hơn một chút về cách vận hành của Google Ads nhé.
Dưới đây là những thứ quan trọng nhất mà bạn có thể nắm được ngay tại thời điểm tìm hiểu này
Cơ chế đấu thầu Google Ads
Khi chạy Google Ads, đây là vài thứ bạn sẽ quan tâm (ngoài đơn hàng, khách hàng mới ra nhé)
- Vị trí quảng cáo của bạn được hiển thị
- Và chi phí trên mỗi click bạn phải trả cho Google
Bạn sẽ muốn quảng cáo của bạn xuất hiện ở vị trí cao thay vì lặn đâu đó bên dưới. Vì ở bên dưới, bạn sẽ nhận được rất ít click.
Nguồn ảnh: ppcexpo
Và bạn sẽ muốn chi phí trên mỗi click vào quảng cáo của bạn là 500đ thay vì 5.000đ
Cơ chế đấu thầu sẽ quyết định hai yếu tố này.
Cơ chế đấu thầu là thuật toán mà Google sử dụng để đánh giá quảng cáo nào sẽ được xuất hiện (ở vị trí cao) trong kết quả tìm kiếm và chi phí trên mỗi click của từng quảng cáo
Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế đấu thầu này.
Đây là giải thích của chính Google về các yếu tố quyết định trong cơ chế đấu thầu này
- Mức giá thầu bạn đặt
- Chất lượng của quảng cáo bạn
- Tác động dự kiến từ các ad extension & các định dạng quảng cáo khác
Mức giá thầu bạn đặt
Google có vài vị trí quảng cáo cho một từ khóa thôi, và nhà quảng cáo thì có thể rất nhiều.
Nên về nguyên tắc, là các nhà quảng cáo sẽ phải đấu thầu với nhau để dành lấy các vị trí quảng cáo đó.
Và cơ chế cơ bản trong đấu thầu là gì? Ai đặt giá cao thì người đó được món hàng!
Khi thiết lập Google Ads, bạn sẽ đặt mức giá thầu (bidding/bid giá thầu) riêng. Google sẽ gợi ý các con số cho bạn. hoặc bạn để cho Google tự động điều chỉnh giá thầu cho bạn.
Bạn còn mới, để Google tự điều chỉnh giá thầu sẽ khiến bạn đỡ rối. Sau này khi bạn đã có kinh nghiệm, bạn có thể chuyển sang tự đặt giá thầu.
Chất lượng của quảng cáo bạn thiết lập
Nhưng không phải nhà quảng cáo nào đặt giá thầu cao nhất là được hiển thị.
Vì nếu có vài nhà quảng cáo chạy thứ mà người dùng Google không hứng thú, nó sẽ làm phiền người dùng Google, làm trải nghiệm dùng Google của họ bị kém đi.
Google không muốn điều này xãy ra.
Nên Google có thêm một yếu tố, để đánh giá quảng cáo nào được hiển thị lên cao với chi phí thấp: Điểm chất lượng (Quality Score)
Điểm chất lượng lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Sự phù hợp của từ khóa với nội dung quảng cáo và Landing Page
- Tỉ lệ click vào quảng cáo của bạn so với các quảng cáo khác
- Trải nghiệm của người dùng trên Landing Page
Đây là các yếu tố về cách nghiên cứu từ khóa và cách làm Content quảng cáo.
Với yếu tố điểm chất lượng này, nếu bạn làm quảng cáo Google Ads tốt, bạn không phải sợ bất kỳ đối thủ to bự, nhiều tiền nào.
Tác động dự kiến từ các ad extension & các định dạng quảng cáo khác
Ad extention là các tiện ích mở rộng trên quảng cáo Google Ads của bạn
- Extension số điện thoại
- Extension là các link tới các trang nào đó trên website của bạn
- …
Google sẽ đánh giá các extension này để đánh giá quảng cáo của bạn.
Mục tiêu chiến dịch Google Ads
Google Ads cho bạn nhiều mục tiêu chiến dịch quảng cáo để chọn (Campaign Goal).
Và đây là bước đầu tiên bạn cần làm khi tạo một chiến dịch Google Ads mới.
- Sales: Mục tiêu bán hàng trực tiếp và tối ưu để càng nhiều chuyển đổi càng tốt
- Leads: Thu hút càng nhiều thông tin khách hàng càng tốt
- Website traffic: Kéo càng nhiều người truy cập một trang cụ thể trên website của bạn càng tốt
- Brand awareness and reach: Mục tiêu là quảng cáo của bạn tiếp cận và gây ấn tượng với càng nhiều người càng tốt
- App promotion: Mục tiêu kéo càng nhiều người tải & cài ứng dụng càng tốt (app điện thoại chẳng hạn)
- Local store visits and promotions: Mục tiêu thu hút nhiều người đến cửa hàng vật lý của bạn
- Và bạn cũng có thể tạo chiến dịch mà không cần mục tiêu nào
Mỗi chiến dịch quảng cáo, bạn chỉ chọn duy nhất một mục tiêu! Ví dụ là Sales hoặc Leads khi bạn chạy để bán hàng trực tiếp.
Chọn đúng loại chiến dịch, Google sẽ hướng dẫn bạn thiết lập các loại hình quảng cáo, tùy chọn quảng cáo hiệu quả nhất cho mục tiêu của bạn.
Với mỗi mục tiêu chiến dịch, Google sẽ có các hình thức quảng cáo khác nhau
- Sales
- Hình thức quảng cáo: Google Search, Google Display Network, Shopping Ads
- Leads
- Hình thức quảng cáo: Google Search, Google Display Network, Shopping Ads, Video Ads
- Website traffic
- Hình thức quảng cáo: Google Search, Display Network, Shopping Ads, Video Ads
- Brand awareness and reach
- Hình thức quảng cáo: Display Network, Video Ads
- App promotion
- Hình thức quảng cáo: Universal App
Cách sử dụng quảng cáo Google Ads hiệu quả
Chạy quảng cáo Google Ads thì bạn sẽ cần một website hoặc sử dụng các ứng dụng Landing Page.
Mấy thứ đó gây khá nhiều khó khăn cho người mới bắt đầu.
Mình có hướng dẫn cho bạn đầy đủ ở đây:
=> Landing Page Toàn Tập: 7 Bước Tăng Tốc Đơn Hàng Online
=> Cách Tạo Website Bằng WordPress: 9 Bước Dễ Dàng [Chi Tiết]
Còn đây là những lưu ý quan trọng nhất cho người mới, mà dù bạn tự chạy hay đi thuê dịch vụ, bạn cũng PHẢI nắm.
Trang đích cực kỳ quan trọng
Trang đích trong Google Ads là trang mà khi người dùng Google click vào quảng cáo của bạn, họ được dẫn đến đó.
Nó có thể là:
- Trang sản phẩm cụ thể
- Một Landing Page
- Một danh mục sản phẩm
- Bài viết trên Blog của bạn
- …
Và đây là lưu ý: đừng bao giờ dùng trang chủ / danh mục sản phẩm cho quảng cáo Google Ads của bạn!
Bạn chạy bán sản phẩm/dịch vụ nào, hãy chạy thẳng vào trang sản phẩm đó hoặc làm riêng cho nó một Landing Page.
Vì sự tập trung của người dùng Google rất ít, bạn phải dẫn người dùng tới đúng chỗ mà họ cần.
Đừng bắt người ta lục tìm loanh quanh. Họ sẽ thoát trang của bạn.
Hai cách dùng Google Ads hiệu quả 2021
Thường người chạy quảng cáo Google Ads, mục tiêu duy nhất là bán hàng trực tiếp trên trang sản phẩm / landing page. Đó chính là cách đầu tiên.
Nhưng còn một cách khác hay hơn!
Ví dụ mình muốn bán một khóa học dạy bạn cách chạy Google Ads, thì mình chạy một Ebook miễn phí về Google Ads cho người mới bắt đầu.
Mục tiêu tiêu là tặng bạn cái Ebook đó để lấy thông tin Email của bạn.
Sau đó mình làm Email Marketing tiếp để dẫn dắt bạn đến khóa học chính thức có tính phí.
Đó là cách để bạn có được chi phí quảng cáo Google Ads rẻ.
Xem thêm về Email Marketing:
Đừng bỏ qua Remarketing
Trong Google Ads, người dùng tìm kiếm các từ khóa để mua hàng là họ đã sẵn sàng để mua hàng.
Chỉ có một rào cản đối với người dùng Google, là quá nhiều thông tin trên Internet.
Họ click vào quảng cáo của bạn, những cũng click vào quảng cáo người khác, và các bài viết được SEO lên TOP nữa.
Thế rồi nhiều người rời đi mà chưa quyết định được mua ở đâu.
Và lúc này, ai đeo bám họ với một chiến dịch Remarketing, khả năng chốt được khách hàng rất cao.
Ngoài chạy Remarketing trên Google, bạn còn có thể chạy Remarketing trên Facebook và các kênh khác.
Cách thuê dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads
Ưu tiên chọn bên có gói dịch vụ ngân sách nhỏ
Trên thị trường có rất nhiều bên dịch vụ chạy quảng cáo Google Ads. Và bên nào cũng sẽ nói với bạn rất hay, viễn cảnh rất tươi sáng.
Nói không hay là do bạn sale, tư vấn chưa giỏi thôi.
Còn thực tế thì bạn cần cách tiếp cận hiệu quả & khôn ngoan nhất.
Đó là hãy bắt đầu với ngân sách nhỏ hoặc chọn bên có gói dịch vụ dùng thử.
Dùng thử ở đây không phải là miễn phí hoàn toàn cho bạn.
Ví dụ gói trọn bộ của bên dịch vụ cung cấp là từ 30.000.000đ/tháng, thì họ có một gói chạy Google Ads thử cho bạn trong 1 tuần với ngân sách 7.000.000đ.
Bạn sẽ thấy ít rủi ro và an tâm hơn khi chi tiền. Nhất là với các bạn kinh doanh chưa lớn mạnh, & tiền nong còn phải xoay lui xoay tới tứ bề.
Ưu tiên chọn bên giỏi về Content
Chạy loại Ads nào cũng vậy, content quảng cáo là thứ quan trọng nhất quyết định quảng cáo của bạn có đơn hàng, có lead hay không.
Chuyện thiết lập quảng cáo, quản lý quảng cáo nó dễ lắm. Hơi phức tạp về vấn đề kỹ thuật chút. Nhưng nó không quan trọng bằng Content!
Nội dung trên Landing Page / trang sản phẩm của bạn mới là thứ mang lại khách hàng cho bạn.
Nên, nếu bên không làm được Landing Page / tối ưu lại trang sản phẩm cho bạn,
… thì tốt hơn hết là đi kiếm một bên khác để làm giúp bạn rồi hãy đi thuê chạy Google Ads.
Tư duy này áp dụng cho tất cả các loại hình quảng cáo nhé bạn
7 Bước bắt đầu chạy Google Ads
Giờ thì, nếu bạn muốn tự tạo chiến dịch quảng cáo đầu tiên cho sản phẩm/dịch vụ của mình, hãy tiếp tục với hướng dẫn này của Đức nhé
Ở đó mình hướng dẫn chi tiết từng bước một giúp bạn từ chưa biết gì cho đến khi bạn hoàn tất một chiến dịch đầu tiên.
Và cả những tư duy chạy quảng cáo, cách tối ưu chiến dịch Google Ads nữa.
Enjoy ở đó nếu bạn hứng thú với việc tự chạy Google Ads nhé.
Có nên chạy quảng cáo Google Ads
Có! Nếu bạn biết cách làm đúng
Nó vẫn là kênh quảng cáo được nhiều Marketer sử dụng, vì nó hiệu quả.
Tất nhiên là nó chỉ hiệu quả khi bạn làm đúng cách!
Không phải bạn cứ chạy quảng cáo, đưa sản phẩm của bạn đến trước mặt đúng khách hàng tiềm năng là bán được hàng.
Bạn cần biết cách thuyết phục người ta mua hàng của bạn!
Biết cách dẫn dắt đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn từ khâu
=> Họ nhập từ khóa
=> Click vào quảng cáo của bạn
=> Đọc cái tiêu đề sản phẩm dịch vụ
=> …
=> Cho đến khi chốt được đơn hàng.
Trong quá trình đó, bạn cũng cần biết cách nhìn vào các số liệu trong báo cáo quảng cáo, các công cụ đo lường để điều chỉnh, tối ưu quảng cáo.
Bạn hiểu được từng khâu ở trên, mỗi khâu bạn cần làm gì (hoặc người chạy thuê cho bạn hiểu được), là quảng cáo Google Ads của bạn hiệu quả! 🙂
It’s a long story …
Intent mua hàng cao
Không như Facebook Ads, Google Ads giúp bạn có được khách hàng tiềm năng có xu hướng mua hàng cao hơn nhiều.
Người dùng Facebook, họ lên Facebook để giải trí, kết nối, chứ họ ít khi chủ động lên đó mua hàng.
Còn khi bạn đã tìm một từ khóa kiểu “khóa học chạy quảng cáo Google” là bạn muốn mua lấy một khóa để học cho nhanh rồi.
Thì khi bạn vào và thấy một bên nào đó thuyết phục nhất, thì bạn đăng ký tham gia thôi.
Nó chính là Intent mua hàng cao.
Kết về quảng cáo Google Ads
Ok! Vậy là bạn đã hiểu được quảng cáo Google Ads là gì, có những hình thức quảng nào, và một vài tư duy để giúp bạn bắt đầu một cách hiệu quả nhất.
Sau hướng dẫn này, bạn còn điều gì vướng mắc, và muốn giải quyết để bắt đầu với Google Ads không?
Nếu có, hãy để lại câu hỏi của bạn cho Đức ở dưới comment nhé. Đức sẽ rep bạn sớm.
Nếu hướng dẫn này hữu ích cho ai đó khác nữa, share nó giúp mình (Cảm ơn bạn!)
Chúc bạn sớm thành công, có thêm nhiều đơn hàng mới & tăng tốc doanh thu với Google Ads
Cheers!
Hoàng Việt Đức
Group Facebook: Khởi Nghiệp Kinh Doanh – Học Tập & Chia Sẻ
Youtube: Hoàng Việt Đức Youtube Channel