Làm thế nào để tạo website, làm một trang web mà không cần phải biết lập trình? 7 Bước về cách tạo website bên dưới, Đức sẽ giúp bạn tự mình tạo lập một website dễ dàng cho riêng mình.
Có nhiều phương án để bạn tạo website cho riêng mình.
Tùy vào mục đích làm website của bạn để bạn chọn phương án, nền tảng thiết kế website phù hợp nhất.
Mình bắt đầu đi vào chi tiết các bước & các nền tảng tạo lập website nhé …
Xem thêm:
- Khóa học MIỄN PHÍ: Thiết kế website bằng WordPress tối ưu chuyển đổi khách hàng
Bước 1: Xác định mục tiêu tạo website
Tùy vào mục đích tạo website mà bạn sẽ có những cách tiếp cận rất khác nhau.
Xác định Mục tiêu tạo website
Ví dụ đây là một vài mục đích mọi người muốn tạo lập website
- Tạo website để bán hàng (thương mại điện tử)
- Làm website doanh nghiệp, giới thiệu công ty
- Tạo website để làm website marketing, làm SEO & thu hút khách hàng mới từ Google
- Làm website giáo dục, dạy học, tích hợp các ứng dụng dạy học online lên đó
- Tạo website để làm blog, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng thương hiệu cá nhân
- Làm website để thiết kế các Landing Page & chạy quảng cáo vào đó
- …
Khi bạn xác định được mục tiêu ngay từ đầu, bạn sẽ chọn được nền tảng phù hợp để xây dựng website.
Ví dụ bạn muốn website của mình sau này làm SEO, làm marketing để có khách hàng mới trên đó, bạn sẽ không nên tạo website trên các nền tảng miễn phí.
Vì các nền tảng miễn phí bị giới hạn rất nhiều về mục tiêu mà bạn muốn.
Xác định các chức năng website bạn cần
Khi bạn mới tìm hiểu để bắt đầu tạo một trang website, ý niệm trong đầu bạn khá đơn giản, đó là nó đẹp, chuyên nghiệp như người ta.
Với những người đã có kinh nghiệm, thì đây là một vài yếu tố bạn cần lưu tâm trước khi bắt đầu làm một trang web.
- Khả năng tùy chỉnh giao diện web: nghĩa là bạn muốn thêm cái này, đổi màu sắc cái kia trên giao diện web một cách dễ dàng
- Thiết kế web chuẩn SEO: như tốc độ tải trang nhanh, bảo mật SSL, cấu trúc Silo, tạo sitemap, robot file, …
- Tích hợp công cụ marketing: như các ứng dụng thu thập data khách hàng tiềm năng (lead), sale pop, công cụ remarketing, công cụ đo lường, tối ưu chuyển đổi, …
- Công cụ giao tiếp khách hàng: live chat qua Messenger, Zalo, …
- Tích hợp Landing Page: dùng để tăng chuyển đổi khách hàng, hoặc chạy quảng cáo chuyển đổi Facebook, Google, …
- Chức năng tạo cửa hàng & đặt hàng tự động nếu bạn tạo website bán hàng
- Chăm sóc website: có nền tảng dễ quản trị, có nền tảng khó hơn
- …
Trong các nền tảng tạo & thiết kế website, có nền tảng sẽ cho bạn khả năng tùy biến cao, giúp bạn làm chủ mọi thứ, nhưng hơi phức tạp, đòi hỏi bạn phải mày mò.
Có nền tảng thì dễ quản trị, nhưng khả năng tùy biến theo ý bạn không cao.
Nên việc chọn nền tảng phù hợp rất quan trọng cho người mới bắt đầu.
Xem thêm:
- Quảng cáo website: 14 cách để có khách hàng từ website của bạn
- Phát triển website: 5 bước thu hút khách hàng mới cho website
Bước 2: Chọn nền tảng xây dựng website
Có rất nhiều nền tảng tạo website ngoài kia.
Có nền tảng giúp bạn tạo website miễn phí, có nền tảng giúp bạn thiết kế website chuyên nghiệp để làm marketing & tất nhiên là bạn cần đầu tư một ít chi phí.
- WordPress.org
- WordPress.com
- Wix.com
- Weebly.com
- Shopify.com
- Haravan.com
- Code website bằng các ngôn ngữ lập trình web
- …
Ở thị trường Việt Nam, thông thường bên dưới là các nền tảng phù hợp cho từng loại website
Nền tảng làm website Giới thiệu công ty, doanh nghiệp
- WordPress.org: Đây là nền tảng tạo lập website mà bạn có thể tự làm được mà không cần biết lập trình
- Thuê dịch vụ thiết kế website doanh nghiệp
Nền tảng tạo website bán hàng chuyên nghiệp
- WordPress.org
- Haravan / Sapo
- Shopify
- Thuê dịch vụ thiết kế website bán hàng (bằng wordpress hoặc tự code)
Nền tảng Lập website để viết Blog kiếm tiền
- WordPress.org
Nền tảng tạo Blog cá nhân miễn phí
Đây là các nền tảng có thể giúp bạn tạo blog cá nhân miễn phí không chuyên (không dùng cho mục đích làm marketing, tìm kiếm khách hàng mới)
- WordPress.com
- Blogger.com
- Google Site
- …
Xem thêm:
- 9 Bước cách tạo website bằng wordpress [wordpress.org]
Bước 3: Đặt tên cho website & chọn tên miền
Đặt tên cho website & chọn tên miền (domain) đúng sẽ giúp bạn rất nhiều sau này khi bạn xây dựng thương hiệu và làm SEO cho website của mình.
Xem thêm
Đây là một vài nguyên tắc bạn cần lưu ý khi chọn tên website & tên miền trước khi tạo một trang web.
Đặt tên website
Tên website chính là tên công ty / tên shop của bạn.
Cách đặt tên công ty hay và cách đặt tên shop hay sẽ có những nguyên tắc riêng.
Tên website chính là tên thương hiệu của bạn, có thể là thương hiệu công ty/shop/cá nhân.
Bạn không nên đặt tên website theo một sản phẩm hay từ khóa cụ thể.
Nó sẽ không tốt (ảnh hưởng khá nhiều) cho việc bạn xây dựng thương hiệu & làm SEO sau này.
Ví dụ một vài tên website bạn có thể tham khảo:
- BeeDigi
- Lazada
- Momo
- …
Không nên đặt tên website theo các từ khóa / sản phẩm. Ví dụ như: shop thời trang nam, đồ chơi trẻ em, …
Đặt tên website như vậy, sau này, sẽ không ai nhớ bạn là ai. Vì ai cũng có thể kinh doanh những thứ đó.
Chọn Tên Miền
1. Cách chọn tên miền
Tên miền thì đơn giản là bạn chọn theo tên công ty / tên shop. Đây là vài cách chọn tên miền đẹp để bạn tham khảo thêm.
Ví dụ tên website BeeDigi thì tên miền sẽ là beedigi.vn / beedigi.com / …
Việc đặt tên website và chọn tên miền theo cách này, về sau này, bạn làm SEO cho website hiệu quả hơn rất nhiều.
Vài nguyên tắc chọn tên miền cơ bản:
- Lấy tên website & tên miền theo tên thương hiệu
- Tên miền cần dễ nhớ, ngắn gọn để khách hàng dễ dàng nhớ đến bạn
- Tên miền chỉ nên lấy đuôi .com / .vn. Vì nó tốt cho SEO
2. Kiểm tra tên miền khả dụng
Tên miền bạn muốn có thể đã có người mua trước đó rồi, nên bạn cần kiểm tra xem tên miền đó còn mua được không.
Vì mỗi tên miền của toàn bộ website trên thế giới là duy nhất.
Bạn có thể kiểm tra ở website của PAVietNam. Đây là nhà cung cấp tên miền lớn ở Việt Nam.
Tên miền đã có người mua sẽ thế này
Tên miền khả dụng & bạn có thể mua thì sẽ thế này
Bước 4: Lựa chọn & thuê web hosting
Hosting là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên website của bạn.
Mua Hosting thực chất là việc đi thuê. Vì bạn sẽ mua theo từng năm / 2 năm một lần / 3 năm một lần / …
Xem thêm
Có tên miền & có hosting là bạn đã có thể tạo website cho mình rồi.
Hosting có nhiều nhà cung cấp. Trong nước có, quốc tế có.
Một số nhà cung cấp hosting trong nước như:
- AZDigi
- Mắt Bão
- PA VietNam
Một số nhà cung cấp hosting quốc tế được dùng phổ biến:
- HawkHost
- Stablehost
- A2Hosting
Hosting ảnh hưởng lớn đến việc trang website của bạn có được tải nhanh hay không. Và yếu tố này ảnh hưởng đến việc bạn làm SEO website sau này.
Một số thông số bạn sẽ quan tâm khi lựa chọn hosting:
- Dung lượng bộ nhớ lưu trữ (GB): quyết định bạn có lưu trữ được nhiều hình ảnh, bài viết, sản phẩm, … hay không
- Công nghệ lưu trữ SSD / HHD: SSD đọc ghi dữ liệu nhanh hơn
- RAM: bộ nhớ trong
- Băng thông: giới hạn lưu lượng truy cập vào website mỗi tháng
- Số lượng website có thể kết nối với hosting: có host chỉ cho kết nối một website, có host cho kết nối không giới hạn số lượng website
- Ứng dụng quản trị: Nên chọn hosting có Cpanel giúp bạn quản trị dễ dàng trực quan
- SSL: hầu hết các nhà cung cấp hosting đều miễn phí SSL (chứng chỉ bảo mật)
Không phải nền tảng tạo website nào bạn cũng cần mua hosting.
Những website Self-hosted như khi bạn:
- Tạo website bằng wordpress
- Tự code web bằng các ngôn ngữ lập trình
- Thuê dịch vụ thiết kế website
Thì bạn sẽ cần thuê hosting.
Còn những nền tảng tạo website bằng các ứng dụng thiết kế website như:
- Haravan
- Sapo
- Shopify
- Wix
- Weebly
- …
Thì bạn không cần thuê hosting.
Mà thay vào đó, bạn sẽ trả phí thuê dịch vụ website trên các nền tảng đó.
Bước 5: Cân nhắc tự tạo website hoặc thuê dịch vụ
Có lẽ đến phần này, bạn bắt đầu thấy hơi rối.
Đức sẽ liệt kê và so sánh chi phí, ưu nhược điểm của 3 cách tạo website phổ biến nhất hiện nay để bạn dễ hình dung.
Tự tạo website bằng wordpress
Bạn hoàn toàn có thể tự tạo website bằng wordpress mà không cần phải biết lập trình.
Hầu hết các website của Đức cũng được tạo lập trên nền tảng WordPress này.
Khóa học miễn phí: tự thiết kế website bằng wordpress
Xem thêm
Để tạo được một trang website bằng wordpress, thì đây là những thứ bạn cần trang bị:
- Tên miền: ~ 300.000đ/năm với tên miền .com
- Hosting: ~ 1.500.000đ/năm cho gói shared hosting cơ bản phù hợp cho website mới
Sau đó, bạn sẽ tự học cách tạo website bằng wordpress hoặc tham gia một khóa học nào đấy và tự mình làm A-Z.
Thì tổng chi phí của bạn tầm: 1.800.000đ/năm ( + chi phí cho thời gian & công sức của bạn)
Nghĩa là mỗi tháng bạn đầu tư: 150.000đ/tháng.
Xem thêm:
- Cách tạo website bằng wordpress [Làm được ngay]
Nếu bạn sợ gặp khó khăn với những yếu tố kỹ thuật, khi tự làm website, team Đức có thể hỗ trợ cho bạn.
Cách thức team mình hỗ trợ bạn:
- Bạn tự mua hosting + tên miền / team mình mua giúp bạn
- Team mình hỗ trợ bạn cài đặt website, thiết kế giao diện
- Team mình hỗ trợ bạn quản trị web, chăm sóc nội dung cho website
- Định hướng cho bạn cách để có khách hàng, doanh thu từ website của bạn
Thuê website trên Haravan/Sapo/Shopify
Khi thuê website trên các nền tảng như Haravan / Sapo / Shopify / … bạn sẽ trả phí theo năm.
Chi phí hàng tháng khi thuê website kiểu này, bạn có thể tham khảo ở trang báo giá của nhà cung cấp.
Ví dụ ở thời điểm mình viết bài này, thì đây là bảng giá thuê website trên Haravan & Sapo
Bảng giá tạo website với Haravan
Bảng giá tạo website với Sapo
Haravan & Sapo sẽ hữu ích với những website bán hàng muốn triển khai đa kênh.
Nhưng sẽ không phù hợp lắm với các website doanh nghiệp, giới thiệu công ty, hay blog tin tức (tạo website bằng wordpress tốt hơn cho túi tiền của bạn).
Ví dụ ở Harvan có cả một hệ sinh thái ứng dụng giúp bạn bán hàng đa kênh hiệu quả hơn
- HaraSocial – Công cụ hỗ trợ lên đơn hàng ngay trong hộp thư Messenger của Fanpage
- Phần mềm quản lý bán hàng của Haravan – Đồng bộ đơn hàng từ website, Fanpage, Zalo, … về quản lý ở cùng một nơi
- HaraFunnel – Công cụ chatbot, trả lời tin nhắn tự động, xây dựng kịch bản chatbot
- Haraloyalty – Công cụ xây dựng tập khách hàng trung thành
- HaraRetail – Phần mềm quản lý bán hàng cho nhà bán lẻ – Quản lý đơn online & Offline cùng một nơi
- …
Với website được tạo bằng wordpress, bạn cũng có thể thêm các chức năng trên vào website của mình bằng các ứng dụng (plugin).
Thuê dịch vụ thiết kế website
Các dịch vụ thiết kế website thường sẽ thiết kế website cho bạn bằng một trong 2 cách
- Thiết kế website bằng wordpress
- Lập trình web bằng code (HTML, PHP)
Chi phí cho dịch vụ thiết kế website sẽ tùy thuộc vào nhu cầu tạo website của bạn về chức năng, giao diện.
Một website cơ bản sẽ gồm các chi phí
- Hosting: ~ 1.000.000đ/năm
- Tên miền: ~ 300.000đ/năm cho tên miền .com
- Chi phí cho giao diện web chuyên nghiệp: ~ 1.500.000đ
Bước 6: Lập kế hoạch phát triển website & thu hút khách hàng
Sau khi tạo website, bạn còn nhiều công việc cần làm để phát triển website của mình & có được khách hàng trên đó.
Xây dựng Sale Funnel
Hai công việc chính quan trọng nhất đó là:
- Website traffic: Thu hút khách hàng tiềm năng vào website
- Conversion Optimization: Chuyển đổi những khách hàng tiềm năng đó, thành khách hàng
Với website bán hàng và website doanh nghiệp / dịch vụ sẽ có một số điểm khác biệt trong cách thu hút khách hàng tiềm năng vào website và biến họ thành khách hàng.
Nhưng tựu chung, đây là những điểm chính cho cả khi bạn tạo website bán hàng và tạo website doanh nghiệp / dịch vụ / blog
Thu hút traffic
Các kênh online giúp bạn có được khách hàng tiềm năng ghé thăm website
- Chạy quảng cáo: Facebook, Google, TikTok, … Đây là cách bạn sẽ có khách hàng mới nhanh chóng nhất.
- Làm SEO: đây là cách bạn cần đầu tư lâu dài. Thường tối thiểu 6 tháng bạn mới bắt đầu thấy thành quả.
- Social Media: làm nội dung cho Fanpage, phát triển kênh Instagram, TikTok, Youtube, …
- …
Xem thêm:
Tối ưu chuyển đổi
Những cách giúp bạn tối ưu chuyển đổi người xem website thành khách hàng
- Chương trình khuyến mãi, ưu đãi, quà tặng: thúc đẩy khách hàng tiềm năng mua hàng với offer hấp dẫn
- Landing Page: tạo trang bán sản phẩm, dịch vụ thuyết phục để lấy data hoặc bán hàng
- Email marketing: chăm sóc khách hàng tiềm năng qua email
- Remarketing: tiếp thị lại khách hàng tiềm năng qua Facebook, Youtube, Google, email, …
- Chatbot: chăm sóc khách hàng tiềm năng qua Messenger Facebook
- Telesale: tìm cách lấy data khách hàng tiềm năng qua các form trên website, sau đó gọi điện chốt sale
- …
Xây dựng Sale funnel
Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng được một sale funnel (phễu bán hàng) hiệu quả trên website của mình.
Một sale funnel đơn giản nó như thế này
- Bước 1: Thu hút khách hàng tiềm năng vào bài viết hữu ích cụ thể trên website qua các kênh như Facebook, Youtube, Instagram, SEO, …
- Bước 2: Điều hướng khách hàng tiềm năng đến Landing Page giới thiệu sản phẩm / dịch vụ của bạn
- Bước 3: Tìm cách chuyển đổi người xem Landing Page thành khách hàng
Ví dụ Đức kinh doanh dịch vụ thiết kế website, dịch vụ chăm sóc website, dịch vụ SEO tổng thể, … thì những bài viết như thế này (bạn đang xem) chính là blog post.
Trên blog post này, ví dụ Đức sẽ khéo léo giới thiệu dịch vụ thiết kế website bên mình cho bạn thông qua các link dẫn đến các Landing Page.
Trang giới thiệu dịch vụ thiết kế website ở link trên chính là một Landing Page.
Và để bạn tìm thấy blog post này, Đức sẽ cố gắng làm SEO cho nó, hoặc chia sẻ lên các nền tảng Social Media như Facebook, Youtube, …
Và câu chuyện của bạn cũng tương tự cho sản phẩm của mình.
Content Marketing
Làm Content Marketing rất quan trọng sau khi bạn đã tạo website.
Content Marketing giúp bạn trong cả khâu thu hút khách hàng tiềm năng vào website cũng như khâu chuyển đổi người xem thành khách hàng.
Content Marketing có nhiều dạng
- Blog post: bài viết trên blog chia sẻ thông tin, tip, hữu ích
- Social media status: các bài đăng trên các mạng xã hội
- Video: làm video marketing trên Youtube, TikTok, …
- Email: các chuỗi email chăm sóc lead (khách hàng tiềm năng)
- Nội dung Landing Page: viết nội dung thuyết phục cho landing page khiến khách hàng tiềm năng mở ví
- …
Ví dụ blog post giúp bài viết của bạn xuất hiện trên Google, chia sẻ thông tin hữu ích để xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
Email giúp bạn nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và chốt đơn hàng trên đó.
Bước 7: Vận hành & chăm sóc website
Đây là công việc xuyên suốt mà bạn cần làm khi đã tạo website. Công việc vận hành & quản trị website bao gồm các hạng mục
- Quản lý & xử lý các sự cố kỹ thuật phát sinh trên website & cả hosting
- Cập nhật, nâng cấp các phần mềm cài đặt trên website
- Thêm các chức năng mới lên website để đáp ứng nhu cầu marketing ngày càng tăng khi bạn phát triển website
- Chăm sóc nội dung cho website để nó xuất hiện ngày càng cao trên kết quả tìm kiếm Google
- Cập nhật thường xuyên các chương trình ưu đãi, khuyến mãi
- Làm SEO onpage & offpage cho website
- …
Những công việc như vậy đòi hỏi nhiều kỹ năng về kỹ thuật, kỹ năng marketing (đặc biệt là làm SEO web).
Bạn cần hỗ trợ những công việc này, có thể liên hệ team Đức để được hỗ trợ.
Xem thêm:
Kết về cách tạo website
Với những chia sẻ ở đây, hy vọng bạn có được một cái nhìn tổng thể về cách tạo website và đã sẵn sàng để tạo cho riêng mình một trang web đẹp & chuyên nghiệp.
Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, shop kinh doanh có thể chỉ kinh doanh, tìm kiếm khách hàng trên Fanpage
Nhưng ở thị trường kinh doanh quốc tế, website là một yếu tố không thể thiếu.
Khách hàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, chốt đơn & thanh toán hoàn toàn trên website.
Và đây là xu hướng tất yếu sẽ diễn ra trong thời gian tới ở Việt Nam khi thanh toán điện tử, thanh toán không tiền mặt đang được đẩy rất mạnh.
Bạn còn điều gì bối rối về việc tạo một trang website cho riêng mình không? Để lại câu hỏi của bạn ở bên dưới comment, mình sẽ hỗ trợ bạn!
Chúc cho công việc kinh doanh của bạn ngày càng phát triển!
Cheers!
Hoàng Việt Đức