Tên miền là gì? Hay còn gọi là domain name. Tên miền hoạt động thế nào? Bạn cần lưu ý gì khi bắt đầu sở hữu một tên miền?
Bài viết này, Đức sẽ giải thích dễ hiểu cho bạn A-Z.
Tên miền là gì? Hoạt động thế nào?
Tên miền là địa chỉ giúp người dùng trên Internet truy cập được chính xác vào website mình cần.
Trên Internet, có hàng triệu website đang tồn tại. Làm thế nào để bạn truy cập được vào chính xác website của Hoàng Việt Đức?
Đó là nhờ bạn gõ: hoangvietduc.com vào trình duyệt internet như Chrome, Cốc Cốc, FireFox, ...
hoangvietduc.com chính là một ví dụ về tên miền.
Một vài ví dụ khác về tên miền: google.com, facebook.com, beedigi.vn, ...
Trang chủ website
Khi bạn gõ riêng tên miền, như hoangvietduc.com, thì bạn được dẫn đến trang chủ của website bạn muốn.
Website nào cũng có một trang gọi là trang chủ / homepage để khi bạn gõ tên miền vào trình duyệt Internet, bạn sẽ được dẫn đến đó đầu tiên.
Ví dụ đây là trang chủ của hoangvietduc.com
URL
URL là địa chỉ con của tên miền. Nó giúp bạn truy cập vào các trang cụ thể trên một website.
Ví dụ hoangvietduc.com/ten-mien-la-gi/ chính là một URL (link / đường dẫn website) để bạn truy cập vào chính xác bài viết này để xem nội dung.
Hosting / Server
Tên miền chỉ là một địa chỉ để bạn truy cập được dữ liệu trên website.
Còn dữ liệu thì lại được lưu trữ trên hosting / server.
Dữ liệu ở đây bao gồm:
tên miền là duy nhất
Sẽ không có chuyện hai website dùng chung một tên miền. Khác đuôi tên miền thì có thể.
Nghĩa là tên miền của một website là duy nhất.
Đuôi tên miền
Ví dụ website này là hoangvietduc.com, thì bạn vẫn có thể sử dụng tên miền khác là hoangvietduc.asia chỉ cần chưa ai mua và sử dụng nó.
Riêng hoangvietduc.com thì bạn không thể sử dụng cho website của mình được nữa.
Các loại đuôi tên miền gồm:
Kiểm tra tên miền khả dụng không
Tên miền khả dụng là tên miền chưa ai mua và dùng nó.
Bạn có thể vào PAVietNam để kiểm tra xem tên miền khả dụng không và bạn có mua & sử dụng được nó không.


Ai quản lý tên miền?
Để tên miền là duy nhất, thì phải cần một bên nào đó quản lý chúng, đúng không ạ?
Hoạt động đăng ký tên miền được quản lý bởi một tổ chức là ICANN ((Internet Corporation for Assigned Names and Numbers).
Bạn có thể mua tên miền ở bất kỳ nhà cung cấp nào.
Dù là nhà cung cấp nào đi nữa, thì cũng phải thông qua ICANN để đảm bảo tên miền là duy nhất.
Ví dụ khi bạn kiểm tra tính khả dụng của tên miền, bạn có thể kiểm tra ở bất kỳ nhà cung cấp nào.
Công cụ kiểm tra tên miền ở các nhà cung cấp sẽ truy xuất dữ liệu từ ICANN để báo cho bạn là nó còn khả dụng không.
Khi bạn đăng ký tên miền từ một nhà cung cấp, thì nhà cung cấp sẽ chia sẻ thông tin với ICANN rằng, tên miền này đã có người đăng ký.
SubDomain (tên miền phụ)
Ví dụ Đức muốn tạo ra một trang website hoàn toàn mới để hỗ trợ cho blog này, hoặc để viết blog cho một chủ đề khác, Đức có thể sử dụng tên miền phụ.
Ví dụ:
- fbads.hoangvietduc.com để viết về chủ đề Facebook Ads
- wordpress.hoangvietduc.com để viết về chủ đề làm website wordpress
- service.hoangvietduc.com để dành riêng cho các dịch vụ Đức cung cấp
- ...
Hay một ngày nào đó, blog này lớn mạnh quá, Đức nghĩ đến việc đánh ra thị trường quốc tế, Đức có thể tạo các tên miền thứ cấp như:
- hoangvietduc.com.fr để chuyển blog sang tiếng Pháp
- hoangvietduc.com.uk để chuyển blog sang tiếng anh
Kết nối tên miền với hosting/server qua DNS
Để tên miền kết nối được với dữ liệu trên website của bạn, bạn cần cấu hình DNS (domain name server) cho tên miền.
Việc này thường được gọi là trỏ tên miền về host.
Nó khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy thông tin DNS của hosting bạn đã mua và gắn nó vào tên miền của bạn.


Khi bạn mua hosting / server, bạn sẽ được cung cấp các nameserver này. Nó chính là địa chỉ để bạn dùng kết nối tên miền với hosting / server.
Đăng ký tên miền thế nào?
Bạn có thể đăng ký mua tên miền từ bất kỳ nhà cung cấp nào.
Vài nhà cung cấp trong số đó:
- Godaddy: mua tên miền quốc tế .com
- PAVietNam: mua tên miền .vn (mua được cả .com và nhiều chấm khác)
- NameCheap: cũng giống Godaddy ở trên
- ...
Đầu tiên là bạn đến trang chủ nhà cung cấp. Ví dụ bạn đến PAVietNam rồi gõ tên miền của bạn vào để kiểm tra tính khả dụng.
Sau đó là thêm vào giỏ hàng, thanh toán là xong.
Việc tiếp theo sau khi bạn hiểu tên miền là gì
Có lẽ khi bạn tìm hiểu tên miền là gì, thì bạn đang tìm hiểu thứ gì đó liên quan đến website.
Mình đoán vậy!
Nên mình để đây vài nguồn thông tin, hướng dẫn cho các bước tiếp theo trong trường hợp bạn cần chúng.
Xem thêm
Với chia sẻ tên miền là gì này, bạn còn điều gì cần được giải đáp không?
Nếu có, bạn để lại dưới comment, Đức sẽ giải đáp cho bạn.
Cheers!
Hoàng Việt Đức
Founder of BeeDigi