Làm thế nào để bài viết trên website/blog của bạn lên TOP Google? Có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm? Cách viết bài chuẩn SEO 2022 này sẽ giúp bạn làm việc này qua 12 bước cụ thể.
Điều đáng sợ nhất khi viết bài SEO cho website, là viết cho nhiều, cho dài, cho tâm huyết, rồi nó lặn đâu mất tăm!
Mình cũng là từng viết Blog kiếm tiền, nên mình rất hiểu điều này!
Từng có giai đoạn, mình ngồi viết theo cảm tính.
Cứ nghĩ rằng, viết vậy là là người ta thích, người ta sẽ đọc cho hết bài viết, rồi có khi là cảm ơn mình nữa, …
Nó không đơn giản vậy!
Mà bạn cần có một quy trình bài bản để có bài viết chuẩn SEO & lên TOP
- Từ cách chọn từ khóa
- Đến cách lên nội dung tổng thể
- Rồi đến viết chi tiết từng phần
- Viết đoạn Intro làm sao
- Rồi dẫn người đọc đến các nội dung tiếp theo như thế nào
- Rồi mấy thứ linh tinh như H1, H2, H3, alt text, …
Hướng dẫn này, mình sẽ cho bạn một công thức chi tiết để bạn lấy ra dùng được luôn.
Viết bài chuẩn SEO là gì?
Viết bài chuẩn SEO là gì?
Viết bài chuẩn SEO là việc tối ưu các yếu tố kỹ thuật trong bài viết, nội dung bài viết, giá trị mà bài viết mang lại, cấu trúc bài viết, …
… để mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng của Google & được Google đánh giá cao,
… và bài viết trên website của bạn được lên vị trí cao trong kết quả tìm kiếm của Google
… cho một số lượng từ khóa nhất định mà người dùng Google tìm kiếm
Ví dụ mình viết bài này và tối ưu để lên TOP kết quả tìm kiếm của Google cho các từ khóa:
- Viết bài chuẩn SEO
- Cách viết bài chuẩn SEO
- …
Mình không thể tối ưu nó cho các từ khóa như: SEO, viết blog là gì, …
Vì chúng là các chủ đề khác hoàn toàn!
Trải nghiệm người dùng – Thứ Google muốn
Trong tất cả các kênh marketing, trải nghiệm người dùng luôn là thứ được các nền tảng dành một sự quan tâm lớn!
Từ Facebook, tới Google!
Vì nó là yếu tố để giữ chân người dùng. Khóa chặt người dùng vào nền tảng của mình.
Bạn nghĩ thế nào nếu bạn lướt Facebook thấy nó chán?!
Rồi khi bạn tìm kiếm thứ bạn cần trên Google, bạn thấy nó trả về cho bạn các kết quả không phải là thứ bạn kỳ vọng nhận được?
“Thôi nghỉ chơi!”
Trải nghiệm người dùng tốt, là các nền tảng như Facebook, Google, … kiếm tiền tốt!
Trải nghiệm người dùng Google là gì?
Trải nghiệm người dùng Google là hành trình trải nghiệm của một người dùng từ lúc họ vào Google.com,
… nhập tìm từ khóa học cần,
… xem các kết quả Google trả về cho từ khóa đó,
… rồi tương tác với các bài viết mà họ thấy hứng thú,
… cho đến lúc người dùng thoát khỏi Google.
2022 này, thuật toán của Google đánh giá rất cao và ưu tiên cho trải nghiệm người dùng!
Google đánh giá trải nghiệm người dùng dựa vào đâu?
Có các tín hiệu để Google đánh giá bài viết của bạn có mang lại trải nghiệm người dùng tốt hay không.
- Người dùng có hứng thú và click vào bài viết không? – CTR
- Người dùng có phải chờ lâu để xem bài viết không? – Tốc độ tải trang
- Họ có ở lại lâu trên bài viết không? – Time on page
- Người dùng có cuộn xuống hết bài viết không? – ScrollDepth
- Họ có xem thêm các bài viết khác không? – Bounce Rate
- Người dùng có để lại comment tích cực không? – Engagement
- Họ có chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội hoặc với bạn bè không? – Social Signal
Đó là các yếu tố chính, mà bài viết của bạn phải làm tốt để Chuẩn SEO 2022 này!
Mấy yếu tố truyền thống như mật độ từ khóa, từ khóa trong meta, heading không còn quá quan trọng.
Google muốn phục vụ tốt nhất cho người dùng! Nó sẽ chỉ hiển thị lên TOP kết quả tìm kiếm những bài viết mang lại trải nghiệm người dùng tốt.
Nó đánh giá qua các tín hiệu ở trên.
Vậy thì bạn muốn lên TOP và nằm ở đó cho các từ khóa mà bạn muốn, thì hãy tập trung vào trải nghiệm người dùng!
Đơn giản là hãy viết vì chính người đọc bài của bạn. Chứ đừng tập trung vào việc viết cho Google đánh giá.
7 Thứ Google muốn ở một bài viết chuẩn SEO
CTR cao
Bạn hình dung, 3 bài viết đang ở 3 vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm Google cho một từ khóa.
Nguồn ảnh: Backlinko
Nếu bài viết đang ở vị trí thứ 3 nhận được CTR (click through rate) cao hơn 2 bài viết ở trên nó, Google sẽ đẩy bài viết thứ 3 lên.
Lý do là, nó thấy có vẻ đó là thứ người dùng cần.
Vậy làm thế nào để tăng con số CTR này?
Có 2 yếu tố quan trọng nhất ở đây:
- Một Headline thu hút
- Và một đoạn meta ngắn khiến người ta phải click vào
Trong đó, tiêu đề là quan trọng nhất.
Thậm chí mình còn làm thử nghiệm A/B câu tiêu đề, để xem tiêu đề nào cho độ tương tác cao nhất.
Tốc độ tải trang nhanh
Với một trang xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, người dùng click vào, và phải đợi tới 5 giây để xem được nội dung.
Bạn nghĩ người dùng sẽ làm gì? Thoát! Và xem một trang khác.
Đây là dấu hiệu cho Google thấy, trang đó mang lại trải nghiệm người dùng không tốt.
Và tất nhiên là Google cho trang đó xuống để trang khác lên.
Bạn có thể dùng một trong 3 công cụ miễn phí này để kiểm tra tốc độ tải trang của bạn
Để tăng tốc độ tải trang, bạn cần lưu ý vào các yếu tố quan trọng bên dưới:
- Tốc độ phản hồi máy chủ (phụ thuộc nhà cung cấp Hosting tốt hay không & gói bạn mua)
- Dung lượng của hình ảnh: trước khi tải lên bạn cần nén dung lượng lại càng nhỏ càng tốt
- Các tài nguyên chặn hiển thị
- Các đoạn JavaScript
Có vài Plugin WordPress (nếu bạn tạo website bằng wordpress) có thể giúp bạn tăng tốc độ web
- Autoptimize
- BJ Lazy Load
- A3 Total Cache
- …
Thời gian ở lại lâu – Time on page
Người dùng ở lại càng lâu trên bài viết của bạn, Google hiểu là, phải có thứ gì đó hay ho, người dùng của nó mới ở lại trên bài viết đó.
Và bài viết của bạn được lên vị trí cao hơn. Ví có vẻ như nó mang lại giá trị tốt cho người dùng.
Để tăng thời gian người dùng ở lại trên trang, bạn có thể:
- Chèn (embed) video vào nội dung bài viết
- Viết đầy đủ các thông tin mà người dùng cần, giữ độ dài của bài viết tối thiểu 1.500 từ.
- Đoạn Intro mở đầu phải gây hứng thú, khiến người dùng phải tìm hiểu thêm
- Phân đoạn, phân dòng sao cho người dùng dễ đọc
- Thêm các tiêu đề phụ để người dùng dễ dàng lướt (scan) tìm nội dung họ cần
- …
Cuộn xuống sâu để xem – ScrollDepth
Yếu tố này nó cũng tựa tựa yếu tố time on page ở trên.
Để khiến người dùng cuộn xuống sâu bên dưới bài viết, bạn cần:
- Đoạn Intro phải thật hấp dẫn & kích thích
- Bài viết phải thật dễ dàng để người dùng Scan bài viết
- Bố cục bài viết phải thật rõ ràng
- Phần cuối, bạn nên để một thứ gì đó hấp dẫn kích thích người ta xem cho hết bài
- …
Tỉ lệ thoát trang thấp – Bounce Rate
Bounce Rate – Tỉ lệ thoát trang là tỉ lệ người dùng vào xem bài viết đầu tiên rồi thoát ra, không xem tiếp thứ gì của bạn nữa.
Bạn hình dung, bạn vào một bài viết trên Blog của mình. Ví dụ là cách kinh doanh online hiệu quả
Bạn xem giữa chừng bài viết, bạn thấy có một Internal link dẫn tới bài viết khác cũng của mình, khiến bạn hứng thú muốn tìm hiểu thêm
Bạn càng dẫn được nhiều người dùng tới các bài viết khác, tỉ lệ Bounce càng thấp, Google càng đánh giá cao bai viết của bạn, và thế là lên vị trí cao hơn.
Tương tác cao trên bài viết – Engagement
Tương tác trên bài viết là gì?
Là người dùng xoay lui xoay tới trên bài viết của bạn,
- cuộn lên cuộn xuống,
- chia sẻ bài viết,
- bấm thích,
- click vào link này link kia,
- ghé coi trang chủ của bạn,
- bấm xem câu chuyện của bạn ở “my story”
- để lại bình luận trên bài viết của bạn
- …
Để có tương tác cao, thứ đầu tiên & quan trọng nhất, là giá trị bạn mang lại cho người dùng!
Một bài viết mà bạn đi copy nội dung trên mạng rồi xào lui xào tới, thì ít bao giờ có tương tác.
Bên cạnh đó, trong quá trình bạn viết bài, hãy kêu gọi người dùng tương tác.
Ví dụ
- “Bạn học cách viết bài chuẩn SEO để làm gì? Để viết bài cho người ta kiếm cơm hay để viết blog kiếm tiền? Hãy comment bên dưới, biết đầu Đức có thể giúp!
- “Nếu bài viết này hữu ích cho ai đó khác nữa, đừng quên share giúp mình nhé! Thanks bạn!”
Chia sẻ bài viết – Social Signal
Google vẫn dựa vào tín hiệu từ các lượt share bài viết của bạn trên các trang mạng xã hội, qua email, … để đánh giá mức độ hứng thú của người dùng với nội dung của bạn.
Một bài viết khiến người dùng cảm thấy “Hay quá! Để share cho team coi chung”
… là tự động bạn có được lượt share.
Nghĩa là, hãy viết cho người dùng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thỉnh thoảng kêu gọi người dùng hành động.
Cách viết bài chuẩn SEO 2022: 12 Bước lên Top Google
Bên trên là các yếu tố quan trọng, những tín hiệu để Google nhìn vào
… và đánh giá bài viết của bạn có xứng đáng
… được lên vị trí cao trong kết quả tìm kiếm Google hay không.
Giờ mình đi vào các bước nhé
Bước 1: Nghiên cứu từ khóa
Có hai vấn đề liên quan tới từ khóa:
- Ý tưởng về từ khóa để viết ở đâu ra?
- Và làm thế nào để biết được các từ khóa bạn tìm được, đáng thời gian công sức của bạn để viết
Vậy thì có 2 việc bạn cần làm
- Tìm danh sách ý tưởng từ khóa
- Và xác định lượng tìm kiếm hàng tháng của các từ khóa đó
Tìm ý tưởng từ khóa để viết bài SEO
Cách tốt nhất là bạn hãy bắt đầu từ đối thủ tiềm năng của bạn!
Hãy vào google.com, tìm “site:doi-thu-cua-ban.com”
Ví dụ mình muốn tìm ý tưởng các từ khóa để viết bài cho các chủ đề về SEO,
… thì mình tìm các bên SEO có tiếng nhất, có lượng traffic cao nhất.
Và coi họ viết cái gì! Rồi liệt kê vào một file excel
Chỗ dấu mũi tên là số lượng bài viết của đối thủ bạn. Nó cũng là số ý tưởng từ khóa để viết cho bạn chọn lọc.
Xác định dung lượng tìm kiếm của từ khóa
Giờ thì với các từ khóa bạn đã “chôm” từ đối thủ, hãy kiểm tra xem, từng từ khóa một, có đáng cho bạn bỏ thời gian, công sức ra viết không?
Bạn có thể dùng công cụ miễn phí của Google: Keyword Planner
Với công cụ miễn phí này, bạn chỉ có được con số tương đối. Nhưng không sao cả!
Từ 100 lượt tìm kiếm hàng tháng là bạn viết được rồi.
Tất nhiên là, bạn sẽ muốn ưu tiên cho các từ khóa có dung lượng tìm kiếm lớn hơn và gần với bước mua hàng nhất.
Từ khóa dung lượng tìm kiếm càng cao, thì mức độ cạnh tranh càng cao. Vì ai cũng muốn lên TOP các từ khóa đó.
Các từ khóa có dung lượng tìm kiếm nhỏ hơn, thì nhiều người bỏ qua. Đó cũng là cơ hội để bạn lên TOP nhanh chóng.
Nghiên cứu từ khóa phụ
Bên cạnh đó, bạn sẽ muốn liệt kê ra một số từ khóa phụ (longtail keyword) để chèn vào bài viết.
Với các bài viết mới, thông thường thì bạn sẽ dễ lên TOP sớm các từ khóa phụ hơn. Sau đó mới đến lượt các từ khóa chính.
Đơn giản là bạn dùng Google Suggest
Bạn vào Google, gõ từ khóa chính vào, nhưng đừng enter.
Các gợi ý từ khóa của Google chính là các longtail keyword mà bạn nên cân nhắc đưa vào nội dung bài viết
Giờ thì bạn enter đi. Và kéo xuống dưới cùng, ở đó có thêm mấy gợi ý nữa cho bạn
Bước 2: Xác định Search Intent & lên sườn nội dung
Search Intent
Với từ khóa “viết bài chuẩn SEO”, bạn nghĩ là người dùng trên Google muốn xem cái gì khi tìm từ khóa đó?
- Cách để tự viết bài chuẩn SEO?
- Hay là tìm dịch vụ viết bài chuẩn SEO để thuê?
- Hay chỉ là nghe nói về viết bài chuẩn SEO và muốn hiểu nó là gì thôi?
Đây chính là search intent mà bạn cần hiểu và làm rõ trước khi viết!
Còn không, bài của bạn viết lên nó sẽ không đúng thứ đối tượng cần!
Cách xác định Insight/Intent cho từng từ khóa
Một khi Google cho bài viết nào đó lên TOP, là vì có vẻ như các bài viết đó đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Và tất nhiên là Google dựa trên các tín hiệu mình đã đề cập ở trên.
Nghĩa là, nội dung ở trong các bài viết đang nằm ở TOP kết quả tìm kiếm cho một từ khóa nào đó, chính là thứ người dùng Google cần!
Các bài viết đó đã ở TOP, nghĩa là Google đã chứng minh cho bạn rằng “với từ khóa đó, đây chính là thứ người dùng thích xem nhất”
Nghĩa là?
Hãy đi copy sườn nội dung của các bài ở TOP
Và đi viết lại tốt hơn, cung cấp nhiều thông tin hơn & mang lại nhiều giá trị hơn cho người đọc.
Lên sườn nội dung bài viết chuẩn SEO – SkyRocket Technique
Giờ thì bạn có từ khóa, có dung lượng tìm kiếm, có search intent cho từ khóa đó.
Đi lên cái sườn bài viết thôi!
Phương pháp bên dưới mình giới thiệu cho bạn được gọi là SkyRocket technique của Brian Dean trong viết content SEO – Một tay SEO kỳ cựu thế giới.
Bước 1: Xem các bài ở TOP viết gì
Đầu tiên, bạn nhập mở một tab ẩn danh lên (Ctrl + Shift + N), nhập từ khóa chính của bài viết vào Google
Giờ thì bạn vào xem nội dung tầm 5 bài ở TOP. Xem người ta viết gì
Bước 2: Lọc nội dung chính hay nhất cho vào dàn ý
Bạn lọc hết các nội dung hay nhất, và cần thiết cho người đọc, rồi đưa vào dàn ý bài viết của bạn
Ví dụ khi mình vào xem các bài viết ở TOP cho chủ đề cách viết bài chuẩn SEO, mình có được dàn ý:
- Viết bài chuẩn SEO là gì
- Các yếu tố để bài viết chuẩn SEo
- Cách để viết bài chuẩn SEO từng bước một
- Công cụ hỗ trợ viết bài chuẩn SEO
Đây chính là cách chủ đề chính của bài viết này bạn đang xem
Bước 3: Tối ưu URL
Một yếu tố kỹ thuật nhỏ để bài viết của bạn rank tốt hơn là, hãy để URL càng ngắn càng tốt và chứa từ khóa chính.
Ví dụ URL bài viết này là https://hoangvietduc.com/viet-bai-chuan-seo/
Chứ không phải là https://hoangvietduc.com/huong-dan-viet-bai-chuan-seo-2022/
Hoặc https://hoangvietduc.com/12-buoc-viet-bai-chuan-seo/
Bước 4: Đặt tiêu đề phụ
Giờ thì bạn đặt tiêu đề phụ cho bài viết theo sườn ở trên
4 Nội dung chính mình có được ở trên, mình đặt nó làm thẻ H2.
Bạn chú ý là, với mỗi bài viết trên website/blog, sẽ luôn chỉ có duy nhất một H1 – Đó chính là tiêu đề bài viết
Trong mỗi phần chính là H2 ở trên, mình sẽ có các phần nhỏ hơn để bố cục bài viết được rõ ràng.
Và mỗi phần sẽ lại có một SubHeading là H3.
Trong mỗi H3, bạn chia phần tiếp thì là H4
…
Cứ như vậy bài viết của bạn sẽ có bố cục rất rõ ràng.
Người đọc sẽ dễ tìm thấy phần mà họ cần
Google cũng dễ dàng hiểu được bài viết của bạn thông qua các từ khóa trong H2, H3, H4, …
Một lưu ý khi viết SubHeading H2, H3, H4, … là: bạn cần chèn từ khóa vào. Nhưng đừng có cố nhồi nhét!
Bước 5: Viết đoạn Intro
Intro là đoạn rất quan trọng trong content cho SEO.
Một đoạn Intro tồi, có thể khiến người đọc tắt ngay bài viết của bạn. Vì họ không thấy được, liệu kéo xuống dưới có đáng công của họ không!
Intro bạn cần cho người đọc thấy được, họ sẽ nhận được lợi ích gì, giải quyết vấn đề gì của họ từ bài viết của bạn.
Bước 6: Hoàn thiện nội dung
Giờ bạn có sườn rồi. Việc còn lại là viết nội dung trọn vẹn cho bài viết thôi.
Một khi đã có sườn. Bài viết của bạn sẽ đảm bảo không đi lan man. Và bạn sẽ viết được một mạch từ đầu tới cuối mà không cần động não nhiều!
Vài lưu ý ở phần này là,
- Bạn cần chèn một mật độ từ khóa nhất định trong nội dung bài viết của bạn.
- Và khéo léo chèn cả từ khóa phụ (longtail keyword) vào.
- Mỗi đoạn bạn chỉ nên viết ngắn rồi xuống dòng (rất dễ đọc). Bạn cứ thấy, mình cứ 1-2 câu là enter. Không cần tuân thủ nguyên tắc viết lách nào hết.
Bước 7: Tối ưu hình ảnh
Và tất nhiên là bạn đừng quên chèn ảnh vào bài viết.
Ảnh thì bạn cần thêm keyword vào alt text (văn bản thay thế) nhé
Hình ảnh, bạn nên đặt tên đúng nội dung thể hiện trên hình. Đừng cố nhồi nhét từ khóa vào càng nhiều càng tốt.
Google đánh giá như vậy là spam từ khóa.
Và lưu ý là, hãy nén ảnh trước khi tải nó lên. Còn không, tốc độ tải trang của bạn bị chậm lại.
Dưới 100 KB là tương đối.
Bạn có thể sử dụng ứng dụng nén ảnh online ImageCompressor để làm việc này.
Bước 8: Đi link nội bộ
Link nội bộ (Internal Link) nếu bạn làm tốt, sẽ kéo traffic cho website rất đáng kể.
Thay vì người ta chỉ xem một trang thôi, thì họ sẽ xem nhiều hơn. Mỗi người xem 2 trang là traffic tăng gấp đôi rồi.
Để Internal Link phát huy hiệu quả, bạn đơn giản là: Người đọc cần hiểu thêm chỗ nào, bạn dẫn người ta tới đó!
Đừng đi link nội bộ cho thật nhiều! Hãy chỉ thêm link nội bộ khi bạn thấy nó cần cho người xem bài viết của bạn!
Vậy người ta mới click vào! Và traffic mới tăng, Bounce Rate mới giảm!
Bước 9: Viết tiêu đề chuẩn SEO hấp dẫn
Sau khi hoàn thiện nội dung bài viết, hình ảnh, giờ là lúc bạn cần chăm chút cho cái tiêu đề (Headline).
Một cái tiêu đề hấp dẫn sẽ giúp bạn kéo được người dùng Google vào website của bạn.
CTR sẽ tăng, Google sẽ thấy, và đưa bài của bạn lên vị trí cao hơn.
Tiêu đề hấp dẫn thì viết thế nào?
- Kèm các con số. Ví dụ 12 bước …
- Có chứa kết quả. Ví dụ lên TOP Google
- Chứa tính từ cảm xúc: mới nhất, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả, …
- Chứa từ khóa chính
- Không dài hơn 12 chữ
- …
Bước 10: Viết Meta cuốn hút
Thẻ Meta xuất hiện bên dưới tiêu đề bài viết.
Nó sẽ giúp bạn làm rõ hơn các lợi ích, giá trị, kết quả mà người dùng Google nhận được khi click vào bài viết của bạn.
Nên đừng viết cho có chỉ để chèn từ khóa vào. Mà hãy viết để lôi kéo người dùng click vào bài viết của bạn.
Một thứ gì đó gây tò mò, tạo ra lợi ích sẽ giúp bạn làm việc này tốt.
Bước 11: Check lại với Yoast SEO và xuất bản
Sau khi hoàn thành bài viết, bạn nên check lại với plugin Yoast SEO để kiểm tra xem, bài viết của bạn đã chuẩn SEO chưa
Nếu hầu hết cả tiêu chí đều lên màu xanh thế này là bạn có thể bấm xuất bản bài viết được rồi.
Bước 12: Submit Google Search Console
Bạn sẽ muốn Google index bài viết của bạn nhanh để nó bắt đầu xuất hiện trong kết quả tìm kiếm sớm.
Bạn vào tài khoản Google Search Console của mình, và submit URL bài viết mới của bạn lên đó.
Khi URL đã được Google lập chỉ mục thành công, thì nó như thế này
Công cụ hỗ trợ viết bài chuẩn SEO
Giờ thì bạn sẽ cần công cụ hỗ trợ bạn viết bài chuẩn SEO cho website wordpress.
Có vài Plugin hỗ trợ bạn việc này, nhưng phổ biến nhất, vẫn là Yoast SEO.
Yoast SEO đưa ra cho bạn các chỉ báo để cảnh báo bạn chỗ này chỗ kia cần cải thiện.
- Ví dụ bạn đang spam bằng cách chèn quá nhiều từ khóa
- Mật độ từ khóa bạn quá ít
- Bạn thiếu từ khóa trong SubHeading
- …
Ví dụ với bài viết này, mình có thể làm tốt hơn nếu cải thiện cái dấu đỏ mà Yoast SEO chỉ ra này
Bạn cần người hỗ trợ viết bài SEO chuẩn để lên TOP?
Nếu bạn ghé đến đây vì muốn tìm hiểu để tự viết content chuẩn SEO, thì hy vọng bạn bỏ túi được gì đó hữu ích.
Nếu ai đó khác cần, bạn share giúp mình nhé (Thanks bạn!)
Còn nếu bạn cần một team, để chăm sóc website cho bạn, và viết bài chuẩn SEO với tần suất đều đặn cho bạn, thì bạn có thể liên hệ team Đức nhé
Cheers!
Hoàng Việt Đức
Group Facebook: Khởi Nghiệp Kinh Doanh – Học Tập & Chia Sẻ
Youtube: Hoàng Việt Đức Youtube Channel